New Retail là gì? – Định nghĩa và các khía cạnh quan trọng của loại hình này
New Retail đang là một mô hình hiện đại, linh hoạt, có lợi ích tối ưu và đang dần được các doanh nghiệp cân nhắc để áp dụng vào quá trình vận chuyển hàng hoá đến khách hàng của họ.
Bởi lẽ loại hình này có khả năng giải quyết gần hết các bất lợi và rủi ro của các kênh phân phối truyền thống, và tăng khả năng kiểm soát vận hành khâu phân phối của Doanh nghiệp.

Vậy hãy cùng Marketing101 tìm hiểu xem New Retail là gì và tại sao loại hình này đang dần chiếm ưu thế trên thị trường nhé!
1. Định nghĩa
New Retail (Bán lẻ Mới) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự kết hợp giữa thương mại trực tuyến và ngoại tuyến (online và offline) thông qua số hóa toàn bộ chuỗi giá trị bán lẻ vì lợi ích của cả người tiêu dùng và người bán.
Việc số hóa toàn bộ được hiểu là số hóa tất cả các nhân tố trung gian trong khâu phân phối như Nhà phân phối, Đại lý, Cửa hàng, Điểm bán lẻ, Người tiêu dùng…).

Nó tận dụng dữ liệu kỹ thuật số của mọi đối tượng trong chuỗi phân phối bán lẻ để tạo ra khả năng mới trong hậu cần, tiếp thị và phát triển sản phẩm một cách hiệu quả.
New Retail giúp hỗ trợ người bán bằng các công cụ và thông tin chi tiết mới nhằm cắt giảm chi phí và thúc đẩy doanh số bán hàng và mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch trên không gian trực tuyến lẫn ngoại tuyến.
Mặc dù Bán lẻ Mới vẫn đang ở giai đoạn đầu tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm tươi sống đã và đang chuyển đổi số đã bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm một số hệ thống cho phép họ bước đầu thiết lập nền tảng vận hành kinh doanh theo phương thức New Retail.
Bán lẻ mới mang sức mạnh của số hóa và dữ liệu lớn vượt ra ngoài các ứng dụng hiện tại trong thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra động lực mới giữa người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ trong không gian thương mại không giới hạn.
2. Các khía cạnh trong New Retail
– Chuỗi cung ứng và hậu cần phân phối

Có lẽ lợi ích trước mắt nhất của việc có thể tổng hợp và phân tích chéo dữ liệu từ các nhà bán lẻ và người tiêu dùng trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến là dịch vụ hậu cần được tối ưu hóa.
Các công ty dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ có thể bao gồm doanh số bán hàng cũng như mạng xã hội và các loại dữ liệu kỹ thuật số khác, các công ty Bán lẻ Mới có thể vượt ra khỏi việc phân tích doanh số bán hàng đã cũ để dự báo những nhu cầu, đưa ra dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
Các doanh nghiệp đã có thể xem xét được tình hình buôn bán của mình dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau. Bán lẻ Mới cho thấy số lượng người đã xem hoặc thích một sản phẩm trực tuyến, xếp hạng sản phẩm đó nhận được trên các trang web thương mại điện tử; mức độ chia sẻ của nó trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cùng với thông tin thời gian thực về hàng tồn kho tại các điểm bán lẻ, loại phân tích được các công ty sử dụng để tăng cường phân phối nhằm đảm bảo hàng hóa được di chuyển đúng thời gian.
Loại hình này còn có khả năng cắt giảm chi phí lưu giữ, lưu kho hàng tồn cũng như cắt giảm thời gian giao hàng. Để đảm bảo rằng những phân tích này có mức độ chính xác cao và tiếp tục cải thiện theo thời gian, các công ty bán lẻ mới thường triển khai các mô hình trí tuệ nhân tạo, tận dụng máy móc, xác định các mẫu mới và cải thiện khả năng dự đoán của mình.
Khi lượng dữ liệu mà các mô hình này được tích lũy nhanh chóng, nó sẽ trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn theo thời gian.
– Dịch vụ giá trị gia tăng cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ:

Đối với người bán, Bán lẻ Mới đã mở khóa các công cụ giúp họ cắt giảm chi phí và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Người bán thường được cung cấp một hệ thống hiện đại từ kiểu dáng đẹp tích hợp chức năng cho đến thanh toán kỹ thuật số, giám sát hàng tồn kho, dự trữ hàng, phân tích bán hàng và quản lý quan hệ khách hàng.
Tuy nhiên, giá trị thực sự dành chọ họ nằm trong số liệu phân tích đằng sau, cái có thể được sử dụng để tối ưu hóa khoảng không quảng cáo, bán hàng, khuyến mại,…
Để đối sánh khoảng không quảng cáo còn lại với doanh số dự đoán, loại hình này không chỉ dựa trên lịch sử bán hàng của nhà bán lẻ mà còn dựa trên doanh số bán hàng tại các cửa hàng ngoại tuyến và trực tuyến khác.
Ngoài ra, hệ thống sẽ cảnh báo các nhà bán lẻ khi các mặt hàng cụ thể có nguy cơ cạn kiệt và cho phép quy trình tái sản xuất liền mạch. Bên cạnh đó, đối với loại hình này, hàng tồn kho có thể được phân phối với giá rẻ và nhanh chóng, vì nó đã được chuyển trước vào các kho hàng gần đó nhờ vào việc phân tích dự đoán trong chuỗi phân phối.
New Retail cũng có thể giúp người bán thiết kế, phân phối và đánh giá các chương trình khuyến mại. Bằng cách đánh giá doanh số bán hàng phát triển như thế nào trong thời gian diễn ra khuyến mại so với doanh số bán hàng tại các cửa hàng, các kênh khác (bao gồm cả trực tuyến).
Hệ thống có thể cung cấp bằng chứng chính xác về sức ảnh hưởng của chương trình khuyến mại lên sức mua của từng thị trường với các chiều đối sánh khác nhau.
Sức mạnh của phương pháp New Retail đến từ dữ liệu cá nhân được thu thập từ cả phía người bán và người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là nó có thể vượt ra khỏi giới hạn phân tích ở một khu vực nhất định để cung cấp thông tin cá nhân cho người bán dựa trên dữ liệu từ khách hàng hiện tại của họ và cả những khách hàng mới tiềm năng sống ở vùng lân cận.
Dữ liệu có thể bao gồm các sản phẩm những khách hàng đó mua ở các cửa hàng khác, mua trực tuyến và chia sẻ chúng trên phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, cách tiếp cận này khiến các công ty lo ngại về quyền riêng tư xung quanh các dữ liệu được chia sẻ.
– Trải nghiệm mua sắm tích hợp cho người tiêu dùng:

Trong Bán lẻ mới, khách hàng được coi là người đồng sản xuất thay vì chỉ là người tiêu dùng sản phẩm. Các nhà sản xuất và bán lẻ hàng không chỉ nghĩ đến việc tương tác tại cửa hàng mà họ còn muốn tương tác với khách hàng theo cách tích hợp trên nhiều kênh khác nhau.
Yếu tố cốt lõi của loại hình này là sử dụng dữ liệu, nó cho phép các doanh nghiệp hiểu rõ và phản hồi khách hàng của họ nhanh chóng hơn và có thể tùy chỉnh cá nhân hóa trên từng khách hàng. Từ đó thúc đẩy sự tương tác liền mạch giữa người tiêu dùng với thương hiệu.
Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thêm chiều thông tin để tiến hành phát triển sản phẩm. New Retail giúp nhà sản xuất có mức độ hiểu biết hoàn toàn mới về sở thích của người tiêu dùng, vì vậy họ không chỉ có thể tạo ra các sản phẩm mới và phù hợp cho khách hàng mà thậm chí họ có thể trực tiếp để khách hàng có cơ hội tham gia thiết kế sản phẩm.
Điều đó được thực hiện bằng nhiều hình thức, đơn giản nhất là cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm (ví dụ: khách hàng chọn màu màu sắc, kích cỡ, túi phụ, chất vải,…của sản phẩm).
Các nhà bán lẻ mới sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn; tích hợp toàn bộ trải nghiệm của khách hàng từ nhận thức, tiếp thị, mua hàng và đánh giá sản phẩm.
Nó cho phép nhà sản xuất sử dụng dữ liệu để tích hợp các kênh nhằm chuyển đổi mô hình bán lẻ và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng. Điều này bao gồm phát triển và sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu, thời gian đưa ra thị trường ngắn hơn, tiếp thị mục tiêu…
Đối với người tiêu dùng, New Retail là một trải nghiệm toàn diện trong cuộc sống hàng ngày, thay vì chỉ có thể mua bán lẻ nhất thời. Không những vậy, trải nghiệm sản phẩm ngoại tuyến kết hợp hài hoà với trực tuyến giúp người tiêu dùng mua sắm, đánh giá và yêu cầu sản phẩm nhanh chóng, tiện lợi hơn và nó dần trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Sau khi theo dõi bài viết này, bạn đã hiểu về khái niệm New Retail là gì và một số lợi ích của nó rồi đúng không nào? Hãy thử áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhé! Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất thông qua trang fanpage Marketing 101!
- New Retail là gì? – Định nghĩa và các khía cạnh quan trọng của loại hình này
- Chỉ số trung thành của khách hàng là gì?
- Làm chủ được sự thay đổi, liệu có khó?
- Chỉ số hài lòng của khách hàng là gì?
- Thấy gì qua phổ điểm trung bình của bài trắc nghiệm Đánh giá năng lực kiến thức dành cho Marketers từ 2 – 5 năm kinh nghiệm?